Ở giai đoạn dậy thì không ai là không tránh khỏi việc phải “làm bạn” với những nốt mụn nhỏ li ti trên mặt do việc thay đổi hormone ở nữ giới. Việc có thêm những “người bạn” không mong muốn này đã làm xáo trộn cũng như mang đến nỗi sợ không biết phải trị mụn như thế nào là hiệu quả đúng không nào. Tuy nhiên đây là một hiện tượng bình thường mà ai cũng phải đối diện nên các nàng đừng quá lo lắng nhé!
Để mọi người có thể chuẩn bị tốt để sẵn sàng tạm biệt “người bạn” này một cách nhanh chóng thì hãy theo chân Góc Làm Đẹp để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị mụn hiệu quả nhất ngay bên dưới.
1. Các loại mụn thường gặp
Để việc điều trị được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả thì bạn nên biết rõ về các loại mụn.
- Mụn đầu trắng (thường nổi trên làn da có lỗ chân lông nhỏ)
- Mụn đầu đen (xuất hiện khi lỗ chân lông nở to)
- Mụn nhọt hay còn gọi là mụn mủ (những nốt mụn sưng có mủ ở đầu)
- Mụn ẩn (mọc ở dưới lớp da, đi cùng với các vết sần)
- Mụn nốt nang (mụn chứa đầy mủ và xuất hiện dưới bề mặt da)
2. Nguyên nhân nổi mụn
Các yếu tố chính thường gây ra mụn là việc tiết dầu, nhờn trên da quá nhiều, tắc nghẽn lỗ chân lông, lỗ chân lông phình to khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hoặc là do hormone trong cơ thể hoạt động quá mạnh. Bạn thường thấy mụn nổi trên mặt, trán, ngực, lưng, vai,… vì đây là vùng các tuyến dầu hoạt động mạnh nhất.
Ngoài các nguyên nhân do cơ thể thì còn một số nguyên nhân khách quan bên ngoài khác dẫn đến việc trị mụn không hiệu quả. Và thường xảy ra nhất chính là:
- Thay đổi Hormone: Việc thay đổi hormone làm cho tuyến bã nhờn to ra dẫn tới việc tạo ra nhiều bã nhờn trên da hơn. Hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì, mang thai, uống thuốc tránh thai,…
- Uống một số loại thuốc: Các loại thuốc chứa các thành phần như corticosteroid, testosterone hoặc lithium thì đều là các nhân tố tiềm ẩn gây ra mụn.
- Chế độ ăn: Khẩu phần ăn hàng ngày cũng ảnh hưởng phần lớn đến tình trạng mụn của bạn. Ăn nhiều tinh bột, sữa tách béo hay đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ dễ làm cơ thể nóng lên nên việc mọc mụn cũng chẳng phải vấn đề gì khó khăn.
- Căng thẳng: Tình trạng cơ thể mệt mỏi, khó ngủ khiến việc sinh hoạt không điều độ cũng là một yếu tố gây ra mụn.
3. Điều trị mụn
Đầu tiên, bạn nên thử sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có công dụng giúp trị mụn trước. Nếu sau một thời gian dùng, tình trạng mụn không được cải thiện thì bạn nên đến gặp các chuyên gia da liễu để khám và có phác đồ, cũng như thuốc để làm khô nhân mụn, ngừa mụn,.. được hiệu quả hơn. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
Thuốc bôi hàng ngày
Retinoids: Chứa các thành phần như tretinoin, adapalene, tazarotene,… Một số thành phần thường được điều chế trong các sản phẩm chăm sóc da dạng kem hoặc gel. Với liều lượng mạnh giúp khô nhân mụn và phản ứng mạnh với ánh nắng mặt trời nên dễ gây sạm da thì chỉ nên thoa vào buổi tối với liều lượng sử dụng cách ngày, thoa khoảng 3 lần/tuần. Sau một thời gian, da thích ứng hơn rồi thì mới nên sử dụng với liều lượng nhiều hơn.
Kháng sinh: Với công dụng diệt khuẩn và giảm tình trạng sưng đỏ trên da thì bạn nên sử dụng kết hợp với retinoids. Đây đều là các loại thuốc trị mụn có tác động mạnh, bạn không nên thoa cùng lúc 2 loại này mà nên thoa kháng sinh vào buổi sáng còn retinoids thì vào buổi tối.
Axit azelaic: Được chiết xuất từ lúa mạch và lúa mì. Có công dụng chính giúp kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Nên bôi đều đặn thường xuyên 2 lần/ tuần để đạt hiệu quả nhanh chóng. Có thể kết hợp thêm với erythromycin để việc giảm mụn trên da còn mạnh hơn nữa. Lưu ý, có thể có tác dụng như thay đổi màu da và gây kích ứng da nhẹ.
Dapsone: Thoa đều mỗi ngày 2 lần để điều trị tình trạng viêm do mụn gây ra, đặc biệt làm khô nhân mụn trứng cá hiệu quả. Tác dụng phụ là khô và đỏ da.
Thuốc uống
Kháng sinh: Nếu tình trạng trở nặng hay mụn bị viêm, sưng đỏ thì bạn nên uống thuốc kháng sinh giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa việc nhiễm trùng da. Nhưng chỉ nên uống trong thời gian ngắn để trị mụn, tránh tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Để việc điều trị mụn cũng như chăm sóc da được hiệu quả thì sử dụng kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống là một biện pháp chữa trị nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm với các phương pháp chữa trị trực tiếp trên làn da như: chiếu tia laser và liệu pháp quang động, lấy nhân mụn (mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng,…), tiêm steroid,…
Lưu ý: nếu sử dụng bất kì loại thuốc hay phương pháp nào xuất hiện mẩn đỏ hay đau rát trên da thì bạn nên ngừng dùng. Hoặc có thể test thử trước trên một vùng da nhỏ trước khi thoa cho toàn bộ khuôn mặt.
Lời kết
Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách điều trị mụn cơ bản. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn những phương pháp phù hợp để điều trị mụn thành công. Theo dõi gocnholamdep.com để biết thêm nhiều mẹo chăm sóc da mụn hữu ích mà không phải ai cũng biết nhé!